Tháp Bà Ponagar Nha Trang: Di Sản Văn Hóa Chăm Pa Độc Đáo
Tháp Bà Ponagar Nha Trang ở đâu?
Tháp Bà Ponagar được xây dựng trên đỉnh núi Cù Lao, bên bờ sông Cái nằm ở phía Bắc của thành phố Nha Trang, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2km. Tháp Bà Ponagar Nha Trang có tọa lạc ngay trên tuyến đường 2/4 rất thuật tiện cho quá trình di chuyển, do đó du khách có thể dễ dàng đi đến đây bằng các phương tiện như: xe máy, xe ô tô, xe bus, xe khách du lịch hay các loại xe công nghệ phổ biến.
Hoặc du khách có thể cân nhắc tham gia City Tour Nha Trang trong ngày hoặc nửa ngày nếu đáp máy bay trễ để được đưa đón tận nơi, trọn gói ăn trưa, HDV chuyên nghiệp và kết hợp tham quan các địa điểm du lịch nổi bật đặc trưng nhất như Nhà Thờ Đá, Chùa Long Sơn, Viện Hải Dương Học, tắm bùn khoáng Tháp Bà...
Giới thiệu sơ lược về Tháp Bà Ponagar Nha Trang
Tháp Bà Ponagar Nha Trang là một quần thể gồm 4 tháp chính và một số tháp nhỏ khác, được xây dựng theo kiểu phong cách kiến trúc Chăm Pa ấn trượng. Tháp Bà Ponagar còn được coi là công trình đại diện cho nên văn hóa Chăm Pa ở miền Trung Việt Nam.
Tháp Bà Ponagar là địa điểm gắn liền với nữ thần Thiên Y A Na, hay còn được gọi là nữ thần Ponagar (từ Ponagar có nghĩa là “ mẹ xứ sở” – là vị thần bảo hộ cho vùng đất này). Chính vì vây, Tháp Bà Ponagar cũng là nơi tổ chức các lễ hội văn hóa đặc sắc của người Chăm Pa nhằm lưu giữ được những giá trị cốt lõi của lịch sử và nét đẹp hùng vĩ của công trình kiến trúc độc đáo.
Sự thật về huyền thoại người mẹ xứ sở Thiên Y A Na
Người mẹ xứ sở Thiên Y A Na hay còn gọi là Thiên Nữ Ponagar gắn liền với nhiều truyền thuyết ly kỳ. Nhưng có 2 câu chuyện được sự tin tưởng của người dân cũng như các học giả nghiên cứu ghi chép lại thành một bài ký và Bố chánh sứ tỉnh Khánh Hòa là Nguyễn Quýnh khắc bia dựng phía sau tháp Poh Nagar ghi lại và truyền tai nhau đến tận ngày nay, cụ thể như sau:
Truyền thuyết Tháp Bà Ponagar
Theo truyền thuyết ngày xưa, tại núi Đại An (nay là Đại Điền – Khánh Hòa), có 2 vợ chồng tên Tiều đến sinh sống, xây nhà và cuốc rẫy để trồng dưa. Cứ mỗi khi dưa chín thì lại bị mất trộm, thấy lạ nên ông đã bắt đầu theo dõi. Một hôm, ông Tiều rình xem ai đã lấy dưa của nhà mình thì không ngờ ông lại bắt gặp được một thiếu nữ trạc độ 9 – 10 tuổi, đẹp như tiên nữ. Điều kì lạ là cô cứ hái dưa và đùa giỡn dưới ánh trăng. Thấy cô bé dễ thương ông bèn đem về nuôi và yêu thương cô bé như con ruột của mình. Một hôm trời mưa to gió lớn, cảnh vật xung quanh rất buồn bã, cô bé lại lấy đá chất thành 3 hòn dã sơn và hái hoa lá cắm vào rồi đứng ngắm cho vui. Nhìn thấy hành vi của con gái, ông cho rằng không hợp với khuê tắc nên ông đã lớn tiếng rấy la. Điều không ngờ là cô bé chính là tiên giáng trần và đang mang nỗi buồn nhớ cảnh bồng lai. Chợt nhình thấy một khúc kỳ nam theo nước trôi đến, cô bèn hóa thân vào khúc kỳ nam và mặc cho sóng đưa đẩy. Khúc kỳ nam trôi ra biển rồi tấp vào nơi gần cung đình, tỏa hương ngào ngạt. Người dân trong vùng lấy làm lạ đều kéo đến xem, thấy gỗ tốt họt bèn xúm vào khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không khiêng nổi. Lúc này, Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn nên tìm đến để xem thực hư và tiện tay nhấc thử. Kỳ lạ là lúc này khúc gỗ bổng nhẹ tênh như tờ giấy, thế là chàng đem về cùng và nâng nui như báu vật.
Vào một đêm nọ, dưới ánh trăng mờ, thái tử nhìn thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc Kỳ Nam, nhưng khi chàng lại gần thì tứ bề vắng vẻ, chỉ phảng phất mùi hương từ khúc kỳ nam. Những đêm sau đó, thái tử vẫn tiếp tục theo dõi. Đến 1 đêm, chàng thấy từ trong khúc kỳ nam, một cô gái bước ra với vẽ đẹp tuyệt sắc. Chàng vụt chạy đến, ôm lấy nàng rồi đưa về cung và được biết tên cô là Thiên Y Ana. Vốn dĩ là người đã trưởng thành nhưng vẫn chưa có một đối tượng ưng ý, đến khi gặp được Ana thì thái tử lại đem lòng say mê và tâu với phụ hoàng xin cưới làm vợ. Hai vợ chồng sống chung rất hạnh phúc và sinh được hai con - một trai một gái có dung mạo khôi ngô tuấn tú. Dù rất hạnh phúc, nhưng vì nhớ nhưng quê nhà nên Thiên Y đã quyết định bế hai con nhập vào khúc kỳ nam để trở về làng cũ. Về đến nhà, khung cảnh núi rừng Đại An vẫn còn đó, nhưng vợi chồng tiều phu năm ấy đã chẳng còn. Thấy vậy Thiên Y bèn xây mộ cho cha mẹ nuôi và sửa sang nhà cửa để phụng tự. Thấy nhân dân nơi đây vẫn còn lạc hậu, nên bà đã dạy cho họ cách cày cấy, kéo vải, dệt sợ và đặt ra các lễ nghi. Từ đó về sau ruộng nương nơi đây luôn tươi tốt, đời sống của nhân dân ngày càng phát triển hơn. Đến một ngày, có con chim hạc từ trên mây bay xuống, Thiên Y đã cũng hai con cưỡi hạc bay về trời. Để tưởng nhớ công ơn của bà, nhân dân nơi đây đã xây tháp, tạc tượng thờ phụng bà và mỗi năm vào ngày 23/3 âm lịch đều làm lễ dâng hoa.
Theo truyền thuyết của người Chăm
Nữ vương Po Ina Nagar – Hay còn gọi là Yang Pô Nagara, Po Ana Gar (từ “ana” trong tiếng Chăm E đê, Jrai có nghĩa là “mẹ” theo âm cổ), hay Bà Đen mà người Việt gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana. Là vị nữ thần được tạo nên bởi những ánh mây trời và bọt biển, là người tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quý, cây cối và lúa gạo. Bà có 97 người chồng, nhưng trong đó chỉ có một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả. Bà có 38 người còn gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có 3 người được người Chăm chọn là thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay: Po Naga Dara – Nữ Thần Kauthara (Khánh Hòa); Po Rarai Anaih – Nữ Thần Panduranga ( Ninh Thuận) và Po Bia Tikuk – Nữ Thần Manthit (Phan Thiết).
Truyền thuyết được tương truyền rằng, tượng bà Thiên Y Thánh Mẫu Ân theo tín ngưỡng phồn thực của người Chăm, không có quần áo. Nhưng Po Nagar hiện nay được người Việt sử dụng và cho nữ thần mặc áo theo kiểu Phật giáo.
Tổng quan kiến trúc văn hóa độc đáo của Tháp Bà Ponagar
Tháp Bà Ponagar Nha Trang có lối kiến trúc độc đáo, phản ánh sự hòa quyện giữa nghệ thuật và tín ngưỡng của người Chăm Pa.
Khu Tiền Đình (Mandapa)
Khu Tiền Đình hay còn gọi là nơi đón khách và thực hiện các nghi lễ tôn giáo. Khu vực gồm một cổng chính hướng về phía Đông, một sảnh lớn và một sảnh nhỏ. Trên cổng chính chó khắc hình mặt trời, mặt trăng và các vị thần. Trong sảnh lớn có bốn cột cao, trên đó có các hình ảnh về các loài chim, thú và hoa lá. Trong sảnh có một bàn thờ và một tượng đồng của nữ thần Ponagar, được làm từ năm 965 với chiều cao khoảng 2,6m
Khu Đền Tháp
Khu Đền Tháp là nơi thờ cúng các vị thần và Thánh nữ Thiên Y Ana. Khu đền tháp gồm bốn tháp chính và một số tháp nhỏ khác, được xây dựng trên một bệ cao 12m.
Tháp lớn nhất có chiều cao 23m, là nơi thờ Nữ Thần Ponagar. Tháp có kiến trúc theo kiểu hình vuông, gồm 3 tầng. Tầng dưới là nơi để các vật phẩm cúng tế, tầng giữa là nơi để các tượng đá của các vị thần và trên cùng là nơi để tượng vàng của Nữ Thần Ponagar. Tháp còn được điêu khắc tinh xảo về các loài động vật, cây cỏ, hoa quả và các cảnh quan thiên nhiên.
Những tháp còn lại của khu đền là nơi thờ các vị thần khác như: Tháp Nam – Thờ thần Shiva (chồng của Nữ Thần), Tháp Đông Nam - nơi thờ vị thần tượng trung cho sức mạnh và chiến tranh Skanda ( đây cũng là nơi thờ ông Tiều – người đã cưu mang và nuôi dưỡng Nữ Thần Thiên Y Ân), Tháp Tây Bắc – nơi thờ Ganeshe và Vishnu (là 2 người con của Nữ Thần).
Bia Ký
Bia ký là những bia đá có khắc chữ Sanskrit hay Chăm, ghi lại những sự kiện lịch sử, văn hóa và tôn giáo của người Chăm Pa. Bia ký được coi là những tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Chăm Pa. Tại Tháp Bà Ponagar Nha Trang có 10 bia ký được phát hiện, trong đó có 4 bia ký còn nguyên vẹn. Các bia ký này ghi lại những thông tin về ngày xây dựng tháp, người xây dựng tháp, người quản lý tháp, người cai trị vùng đất này và những lễ hội tôn giáo.
Các lễ hội văn hóa đặc sắc tại Tháp Bà Ponagar Nha Trang
Tháp Bà Ponagar không chỉ là một di sản kiến trúc văn hóa, mà còn là một trung tâm tôn giáo và văn hóa của người Chăm Pa và người Kinh. Hằng năm, tại Tháp Bà Ponagar Nha Trang có tổ chức hai lễ hội lớn: lễ hội Tháp Bà ( hay còn gọi là lễ hội Ponagar) và lễ hội Thành Tổ.
Lễ hội Tháp Bà là lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất của người Chăm Pa, được tổ chức vào ngày 20 -23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Những ngày này là dịp để người Chăm Pa cảm ơn Nữ Thần Ponagar vì đã ban cho họ sự sống, sự phồn thịnh và sự bình an. Trong lễ hội, có rất nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như: cúng tế, múa rồi, mua lân, múa sạp, ca kịch, đấu võ và chèo thuyền,…
Lễ hội Thành Tổ là lễ hội của người Kinh, được tổ chức vào ngày 23 – 25 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội Thành Tổ là ngày mà người Kinh tưởng nhớ và tri ân các vị anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì đất nước, đặc biệt là Trần Khánh Dư – người đã dẫn dắt quân đội đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông vào năm 1288. Trong lễ hội Thành Tổ cũng có rất nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đặc trưng như: cúng tế, diễu hành, thi đấu võ thuật, thi ca trù, thi chèo, thi kéo co.
Những điều cần chú ý khi tham quan Tháp Bà Ponagar Nha Trang
Tháp Bà Ponagar Nha Trang là một trong những địa điểm linh thiêng do đó khi đến tham quan bạn cần chú ý một số điều sau:
- Nên chọn trang phục lịch sự, không quá ngắn hay hở hang để không ảnh hưởng đến sự tôn trọng về tín ngưỡng và văn hóa của người Chăm Pa.
- Không nên tự ý chạm tay vào các tượng, bia ký hay các vật phẩm cúng tế trong khu đền tháp, để tránh làm hư hỏng hay xúc phạm các vị thần.
- Không được chụp ảnh hay quay phim trong khu tiền đình khi có người đang cúng tế hay thực hiện các nghi lễ tôn giáo, để giữ gìn sự trang nghiêm và thanh tịnh của nơi đây.
- Không được mang theo các vật phẩm như dao, kéo, thuốc lá hay rượu bia khi vào khu đền tháp, để tránh gây mất an toàn hay gây rối trật tự nơi linh thiêng.
- Nên tuân theo các biển báo, chỉ dẫn và quy định của ban quán lý di tích khi tham quan Tháp Bà Ponagar Nha Trang.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan về Tháp Bà Ponagar Nha Trang – Di sản văn hóa Chăm Pa độc đáo. Đây cũng là một trong những điểm đến mà bạn không thể bỏ qua khi đến Nha Trang. Hãy đến và chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc, học hỏi về lịch sử văn hóa và tham gia các lễ hội sôi động tại đây nhé!