Nhà Thờ Đá Nha Trang

Nhà Thờ Đá (Núi) Nhà Thờ Công Giáo Kiến Trúc Cổ Gothic

Nhà Thờ Đá Nha Trang ở đâu?

Nhà thờ Đá Nha Trang hay còn gọi là Nhà Thờ Núi (tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Kitô Vua) là nhà thờ Công giáo nổi tiếng tại Nha Trang. Tọa lạc tại Số 01 Thái Nguyên, phường Phước Tân, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Ở đầu đường Nguyễn Trãi, đoạn giao với ngã 6 đường Thái Nguyên, trên đỉnh đồi Hoàng Lân).

nhà thờ đá nha trang

Bên cạnh đó, nhà thờ còn có rất nhiều tên gọi khác như: Nhà thờ Núi (vì nằm trên đỉnh đồi Hoàng Lân); Nhà thờ Công giáo (vì đây là nhà thờ của đạo Công giáo ở Nha Trang); Nhà thờ Ðá (vì được xây bằng đá); Nhà thờ Ngã Sáu (vì nằm gần khu vực ngã 6 đường Thái Nguyên)...

Nhà thờ đã có mặt ở Nha Trang hơn 80 năm, nhìn từ xa, nơi đây giống như một lâu đài cổ đại La Mã, đứng chắc trên một đầu non, với bộ áo xám tro, công trình xây dựng này vẫn vững chãi, hiên ngang trước mưa nắng, gió sương. Đối với những người giáo dân ở TP. Nha Trang, nhà thờ có một vị trí vô cùng quan trọng, họ đến đây để cầu nguyện chúa ban hồng ân.

nhà thờ đá nha trang

Đặc biệt, nơi đây còn là địa điểm để các cặp đôi chọn làm nơi tổ chức đám cưới, chứng nhận cho tình yêu của họ. Đây còn là địa chỉ yêu thích của khách du lịch khi đến Nha Trang - Khánh Hòa, đến đây để tham quan, chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo.

Thời gian mở cửa Nhà Thờ Đá Nha Trang

  • Ngày thường: 5h30 - 17h
  • Cuối tuần: Từ 5h00 - 7h00 và 11h00 - 16h30
  • Giờ lễ nhà thờ Núi Nha Trang thường vào thứ 7 và chủ nhật

Lịch sử hình thành Nhà Thờ Đá

Nha Trang những năm 1885 chỉ gồm vài xóm chài sống rải rác ven biển. Giáo dân lúc ấy khá ít, họ sống và sinh hoạt tôn giáo ở Giáo Xứ Chợ Mới. Đến năm 1886, chính quyền thực dân Pháp đến Nha Trang xây dựng chính quyền và cho xây dựng hai công trình lớn đó là Viện Pasteur (1895) và Viện Hải dương học Nha Trang (1923).

nhà thờ đá nha trang

Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cho giáo dân Nha Trang và người Pháp sống tại đó, một nhà nguyện nhỏ đã được dựng tạm bên bờ biển Nha Trang. Thấy được nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của người dân, linh mục Louis Vallet (1869-1945) đã thành lập một Giáo xứ mới tại Nha Trang và tiến hành xây dựng một nhà thờ mới mà hiện nay là nhà thờ Núi Nha Trang.

nhà thờ đá nha trang

Năm 1924, sau nghị định của Toàn Quyền Đông Dương, Vua Khải Định ra chỉ dụ thiết lập thị trấn Nha Trang. Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cho giáo dân và một số viên chức người Pháp hiện sinh sống trên địa bàn, một nhà nguyện nhỏ được dựng lên tạm thời trên bờ biển Nha Trang (nay là Toà Giám Mục Nha Trang), trực thuộc Giáo xứ Chợ Mới.

Với tấm lòng nhân ái của người mục tử, vị Linh Mục người Pháp lúc đó là Louis Vallet (1869-1945) đang coi sóc giáo dân Chợ Mới đã nghĩ ngay đến việc thành lập một Giáo xứ tại Nha Trang, và điều đầu tiên phải làm đó là xây dựng một ngôi Nhà thờ khang trang. Sau khi mất, mộ của ông được đặt ở dưới chân núi của nhà thờ như một sự tưởng niệm những cống hiến của ông.

nhà thờ đá nha trang

Ngày 3/9/1928, Nhà Thờ Đá được xây dựng trên một mỏm núi nhỏ có tên là núi Bông. Nhà thờ được xây dựng giống y hệt lối kiến trúc và phong cách của các nhà thờ Công giáo phương Tây với điểm độc đáo đó là gác chuông cao ở chính giữa có treo 3 quả chuông.

Kiến Trúc Gothic cổ điển độc đáo

Nhà thờ Núi Nha Trang có chiều dài 36m, chiều rộng 20m, nằm trên độ cao 12m. Bố cục tổng thể nhà thờ khỏe khoắn với những khối đá lập thể nhuộm màu thời gian. Là công trình kiến trúc được xây dựng dưới thời Pháp thuộc, Nhà thờ đá Nha Trang mang đậm kiểu kiến trúc Gothic, nhìn từ xa, nhà thờ Núi có dáng dấp của những thành quách uy nghiêm và cuốn hút thời La Mã cổ đại.

nhà thờ đá nha trang

Nhà thờ có mái vòm rộng, những ô cửa hình hoa hồng theo phong cách kiến trúc gothic đặc trưng nổi bật như một dấu son giữa lòng thành phố. Phía trong nhà thờ có không gian rộng, thoáng đạt, phân thành khu vực cung thánh và khu phía sau cung thánh rất thanh tịnh, trang nghiêm.

Địa điểm này được chia làm ba khu vực chính: hành lang ở trên cùng có hai tháp chuông, phần giữa là dãy cửa kính đầy màu sắc, được tô điểm bởi hoa hồng, đây cũng là nơi diễn ra nghi lễ Công Giáo, tầng cuối cùng là cửa ra vào.

Phía sau, bên hông và hành lang

Vừa vào cổng số 1 Thái Nguyên, mình thấy ngay mặt sau nhà thờ được xây tỉ mỉ bằng cách xếp các viên đá vừa vặn lại với nhau. Linh mục người Pháp Louis Vallet đã có ý tưởng và chủ trì việc xây dựng nhà thờ, khởi công năm 1928 và khánh thành năm 1933. Từ đó đến nay, mặt tường bằng đá của nhà thờ vẫn nguyên vẹn như ban đầu.

nhà thờ đá nha trang

Vào năm 1945, Linh mục Louis Vallet mất và được chôn cất ngay dưới chân núi chỗ nhà thờ Đá được xây dựng. Một lối đi vòng cung rộng rãi dẫn mình đến bên hông nhà thờ. Đứng ở đây, bạn sẽ thấy một phần của thành phố Nha Trang khi nhìn qua hàng rào. Ở phía đối diện là nền nhà thờ, trên đó có khắc mộ bia của những tín đồ đã mất kèm theo các câu Kinh Thánh.

nhà thờ đá nha trang

Trên nền cao và chắc chắn, ngôi nhà thờ kiến trúc Gothic Phục Hưng đẹp đẽ được xây dựng với tháp chuông cao 38m tính từ mặt đường. Điểm cao nhất của tháp chuông là cây thánh giá, kế đó là 4 mặt đồng hồ quay về 4 hướng.

Từ bên hông nhà thờ, ngoài tháp chuông cao vút đập vào tầm mắt, mình cũng rất ấn tượng với kiến trúc cửa vòm ở hành lang. Hành lang hình vòm giúp phần chính của tòa thánh đường được che mát, tránh mưa, giữ được sự yên tĩnh nhưng cũng lấy đủ ánh sáng và gió. Các đường cong mái vòm vuốt nhọn khiến kiến trúc tổng thể càng thêm tinh tế. Bước chân vào hành lang lộng gió, bầu trời xanh trong của thành phố Nha Trang hiện lên như những khung tranh in trên vách tường đá.

Khu Thánh đường

Nổi bật nhất của Nhà thờ Chánh Tòa chính là khu Thánh đường mang phong cách Gothic châu Âu. Bước qua cửa Tiền Đàn, ta sẽ bắt gặp một không gian mênh mông, khoáng đạt và tràn ngập ánh sáng. Đặc điểm nổi bật nhất của kiến trúc Gotic tại nơi đây chính là các vòm cuốn hình múi uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Hoa văn trang trí sử dụng những đoạn thẳng, được bố trí hài hòa, tạo nên vẻ đẹp giản dị nhưng không kém phần trang nghiêm.

nhà thờ đá nha trang

Đằng sau cánh cửa là 2 hàng ghế được xếp thẳng tắp cùng một con đường chính điện ở giữa hướng thẳng đến Chúa Giê-su.Thánh đường rất rộng và thoáng, các vòm cuốn được thiết kế như mũi tên hướng thẳng lên trời hài hòa và đẹp mắt. Bên cạnh đó, bạn cũng dễ dàng nhận ra những bức họa cuộc sống khổ nạn của Chúa cũng được mô phỏng vô cùng tỉ mẩn trên các bức tường.

Một điểm cộng tuyệt đẹp nữa chính là sự điều phối màu sắc và ánh sáng bằng việc khai thác hiệu quả ánh nắng mặt trời của hai hướng Đông và Tây, các nhà thiết kế đã cho lắp nhiều loại kính màu xanh, đỏ vào các cửa vòm, cửa hoa hồng không gian thánh đường luôn uy nghi và huyền bí.

nhà thờ đá nha trang

Dọc theo lối đi lên, phía bên phải là những hộc nhỏ đựng di cốt những người quá cố được ghép vào tường đá. Nhà thờ có mái vòm rộng, những ô cửa hình hoa hồng theo phong cách kiến trúc gothic đặc trưng nổi bật như một dấu son giữa lòng thành phố.

Tuy đã qua hơn 80 năm, trải qua bao mưa nắng nhưng với lối cấu trúc độc đáo nhà thờ núi vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị kiến trúc từ xa xưa. Hiện nay nhà thờ được đưa vào danh sách di tích và thắng cảnh của tỉnh Khánh Hoà.

Tháp chuông

nhà thờ đá nha trang

Điểm ấn tượng của nhà thờ đó không thể không kể đến đó là khu vực tháp chuông với hai quả chuông bằng đồng được hãng chuông nổi tiếng của Pháp Bourdon Carillond chế tác. Một quả âm mi giáng và một quả âm đô và la, khi gióng lên âm thanh vang vọng khắp vùng. Đặc biệt, trên tháp chuông có gắn một chiếc đồng hồ lớn, 4 mặt hướng 4 phía, cư dân gần khu vực nhà thờ Núi Nha Trang muốn biết thời gian có thể nhìn lên đó.

nhà thờ đá nha trang

Vào tháng 2/1933, vua Bảo Đại trong một chuyến kinh lý đã đến thăm công trình đang dần hoàn thiện này. Lúc này, chuông chỉ đang được treo tạm trên tháp bằng gỗ. Ngày 29/7/1934 Chuông đầu tiên có âm vực mi giáng được hành pháp và làm phép. Đến năm 1939, bộ chuông còn lại có âm vực đô và la mới được hành pháp và làm phép.

Những trải nghiệm tại Nhà Thờ Đá

nhà thờ đá nha trang

Nhà Thờ Đá Nha Trang bạn đến đây tham quan lúc nào cũng đều được. Tuy nhiên, khoảng thời gian lý tưởng để khám phá nhà thờ Núi Nha Trang nhất là từ tháng 11 đến tháng 2 hoặc vào những ngày noel. Bởi vì, mỗi ngày vào buổi sáng hoặc vào buổi chiều, bạn sẽ được tham gia vào buổi giảng đạo khiến cho tâm hồn thư thái và cầu mong điều tốt đẹp nhất có thể đến với bản thân và gia đình.

nhà thờ đá nha trang

Bên cạnh đó, bạn có thể dạo bộ trên bậc tam cấp dẫn đến phần sân rộng trên nhà thờ, chiêm ngưỡng phong cách kiến trúc cổ điển tuyệt đẹp và cảm nhận được không gian linh thiêng.

nhà thờ đá nha trang

Hoạt động Check in cũng là điều không thể thiếu khi ghé thăm nhà thờ Núi Nha Trang. Chính vì thế, những cặp đôi thường lựa chọn địa điểm này để lưu giữ kỉ niệm đáng nhớ của mình.

Bạn có thể tự túc di chuyển đến Nhà Thờ tham quan, tuy nhiên hình thức được nhiều du khách lựa chọn khi đến đấy đó là tham quan city tour Nha Trang 1 ngày để không phải lo về di chuyển, ăn uống, hướng dẫn viên. Tour này sẽ đi qua các địa điểm nổi tiếng nhất Nha Trang như Chùa Long Sơn, Tháp Bà Ponagar... và trải nghiệm dịch vụ tắm bùn Tháp bà thư giãn cũng như chăm sóc sắc đẹp làn da.

Những góc chụp hình đẹp tại Nhà Thờ Đá Nha Trang

Cổng chính

Được xây tạo hình vòm bằng những khối đá vững chắc với bốn cột trụ hai bên cánh cổng. Với thiết kế này bạn sẽ cảm thấy như những tòa lâu đài đang xuất hiện trước mắt.

nhà thờ đá nha trang

Bên cạnh câu trích dẫn Lời của Chúa

Sườn bên của Nhà thờ Núi Nha Trang có một dãy tường đá được khắc Lời của Chúa với những câu nổi tiếng như: “Ta là sự sống lại và là sự sống”, “Ai tin vào ta thì dẫu chết cũng sẽ sống“,… mang đến cảm giác hết sức linh thiêng.

nhà thờ đá nha trang

Thánh đường

Bước vào trong thánh đường, bạn bị thu hút bởi không gian rộng và cao, ngước lên trên là trần nhà hình mái vòm được điểm xuyết bởi các ô cửa kính màu sắc, hai bên đầu tường là tượng chúa Jesus linh thiêng.

nhà thờ đá nha trang

Hành lang đá bên hông

Bạn đi dọc theo hành lang đá bên hông nhà thờ, xuyên qua một hàng các cột trụ thẳng tắp. Nơi đây lưu giữ vẻ đẹp của kiến trúc cổ điển đặc biệt với cổng vòm và hoa văn đặc trưng của Công giáo.

nhà thờ đá nha trang

Những lưu ý khi đi tham quan Nhà Thờ Đá (Núi) Nha Trang

  • Khi đi vào những giờ hành lễ phía trên của nhà thờ Đá Nha Trang, bạn nên giữ im lặng và tránh làm ồn, phiền đến không khí trang nghiêm khi hành lễ.
  • Không được làm ồn hay chụp ảnh trong Thánh đường.
  • Tuy nhà thờ cho khách du lịch vào cửa tự do nhưng du khách chỉ nên tham quan ở những nơi công cộng được cho phép thôi nhé.
  • Bạn nên chú ý cách ăn mặt, nên mặc quần áo lịch sự, váy, quần qua đầu gối khi đến đây bởi nhà thờ chính là một nơi linh thiêng.